Thứ Năm, 3 tháng 4, 2008

Đề cương môn học Lý thuyết mạch (chuyên ngành ĐTVT)

Môn học này không những quan trọng mà nó là môn thi bắt buộc đối với những ai muốn học cao học.

Nguồn: HV BCVT

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1.Tên học phần : LÝ THUYẾT MẠCH (Base Circuits Theory)
2.Hệ đào tạo : Đại học
3.Ngành : ĐTVT
4.Mã học phần : 411LTM240
5.Loại môn học : Cơ sở nghành bắt buộc
6.Khoa : Điện tử
7.Thời lượng : 5 đvht
- Lý thuyết : 56 tiết
-Bài tập: 6 tiết
-Kiểm tra : 3 tiết
-Thí nghiệm : 10 tiết
8.Yêu cầu kiến thức : Vật lý và Toán kỹ thuật
9. Giới thiệu học phần : Kết hợp giữa dạy lý thuyết, bài tập nhỏ, thí nghiệm và đưa ra các bài tập lớn mang tính thực tiễn, phù hợp với thời lượng mới.

II. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Chương 1: Những khái niệm cơ bản về mạch điện

1.1 Mô hình của các phần tử trong mạch điện và các thông số của nó.
1.2 Trở kháng và dẫn nạp.
1.3 Hàm mạch F(p) của mạch điện tuyến tính, thụ động, bất biến.
1.4 Cấu trúc hình học của mạch điện.
1.5 Tính tuyến tính và phi tuyến của mạch điện.
1.6 Các thành phần công suất trong mạch điện.
1.7 Kỹ thuật chuẩn hoá các đại lượng.
1.8 Bài tập.

Chương 2: Các phương pháp phân tích mạch

2.1 Các định luật Kirchhoff .
2.2 Phương pháp điện áp nút.
2.3 Phương pháp dòng điện vòng.
2.4 Định lý nguồn tương đương.
2.5 Nguyên lý xếp chồng.
2.6 Bài tập.

Chương 3: Hiện tượng quá độ trong các mạch RL, RC, RLC dưới tác động một chiều và xoay chiều

3.1 Phương pháp phân tích mạch ở chế độ quá độ.
3.2 Mạch RL.
3.3 Mạch RC.
3.4 Mạch RLC.
3.5 Bài tập.

Chương 4: Phương pháp vẽ đặc tuyến biên độ và pha của hàm mạch trong miền tần số

4.1 Sơ lược các phương pháp vẽ đặc tuyến hàm mạch.
4.2 Đồ thị Bode của các điểm không.
4.3 Đồ thị Bode của các điểm cực.
4.4 Bài tập.

Chương 5: Bốn cực tương hỗ và không tương hỗ

5.1 Các hệ phương trình đặc tính và sơ đồ tương đương của bốn cực tương hỗ.
5.2 Định lí Bartlett cho bốn cực đối xứng.
5.3 Các thông số sóng của bốn cực tương hỗ.
5.4 Bốn cực không tương hỗ.
5.5 ứng dụng của bốn cực.
5.6 Bài tập.

Chương 6: Tổng hợp mạch hai cực LC, RC, RLC

6.1 Điều kiện cần và đủ để hàm mạch F(p) có thể tổng hợp bằng mạch hai cực thụ động.
6.2 Tổng hợp mạch hai cực LC bằng phương pháp FOSTER, CAUER.
6.3 Tổng hợp mạch hai cực RC bằng phương pháp FOSTER, CAUER.
6.4 Tổng hợp mạch hai cực RLC bằng phương pháp BRUNE.
6.5 Bài tập.

Các bài thí nghiệm:

Bài 1: Giới thiệu các phép đo - Hai định luật Kirchhoff
Bài 2: Phân tích mạch bằng phương pháp xếp chồng
Bài 3: Phân tích mạch bằng phương pháp nguồn tương đương
Bài 4 : Mạch lọc thụ động
Bài 5 : Mạch lọc tích cực

III. TÀI LIỆU HỌC TẬP
- Tài liệu chính:

Nguyễn Quốc Dinh & Lê Sắc, Lý thuyết mạch, Học viện Công nghệ BCVT, 1999.

- Tài liệu tham khảo:

1. Hồ Anh Tuý, Lý thuyết Mạch (tập 1, 2), NXBKHKT, 1997.
2. Phạm Thị Cư, Mạch điện (tập 1, 2), NXBKHKT, 1996.
3. Phương Xuân Nhàn, Tín hiệu - Mạch và hệ thống vô tuyến điện (tập 1), NXBĐH-THCN, 1972

Download: Lý Thuyết mạch

Không có nhận xét nào: