Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2008

Từ điển chuyên ngành Viễn thông miễn phí


Giới Thiệu Chung ProDic 2007
ProDic™ là phần mềm từ điển chuyên ngành Anh-Việt quy mô nhất và chuyên nghiệp nhất hiện có trên thị trường.
ProDic™ bao gồm 400.000 từ và cụm từ chuyên ngành kỹ thuật (15 chuyên ngành chính: cơ khí, ôtô, điện, điện lạnh, điện tử, tin học, xây dựng, đo lường, điều khiển, hóa học, vật liệu...) và 150.000 từ và cụm từ chuyên ngành thương mại.

ProDic bao gồm 4 từ điển chuyên ngành chính là:
1- Từ điển Kỹ Thuật Anh-Việt
2- Từ điển Kỹ Thuật Việt-Anh
3- Từ điển Thương Mại Anh-Việt
4- Từ điển Thương Mại Việt-Anh

Bên cạnh 4 từ điển chuyên ngành lớn, ProDic còn cung cấp thêm khả năng tra cứu rất giá trị sau với kết nối Internet:
1- Tra Từ điển Thông Dụng Anh-Việt, Việt-Anh.
2- Tra cứu Hình Ảnh Liên Quan đến Từ trên Internet.
3- Tra cứu Văn Bản Liên Quan đến Từ trên Internet.
4- Tra cứu Từ trong TĐ Bách Khoa Toàn Thư.
5- Tra cứu Định Nghĩa tiếng Anh của Từ.

Về mặt kỹ thuật, ProDic™ sử dụng các công nghệ phức tạp, để mang lại những tiện ích đặc biệt mà bạn có thể chưa từng thấy trong các phần mềm từ điển khác. Bạn có thể tra chéo cả Anh-Việt và Việt-Anh với rất nhiều chức năng hữu dụng.
ProDic™ có hai chế độ tra cứu tiện lợi: (1) Standard Mode - Tra cứu thông thường và (2) Smart Mode - Tra cứu thông minh, tìm được cả từ trong danh sách từ và trong cụm từ của nhiều từ điển cùng một lúc.
ProDic là một sản phẩm của công ty EConTech, công ty chuyên về sản xuất từ điển cao cấp. Từ điển Nhật-Việt JaViDic của EConTech hiện nay đang được sử dụng rộng rãi trong hơn 200 công ty và tổ chức của Nhật Bản tại Việt Nam.

Các Tính Năng & Đặc Tính Chính Của Từ Điển ProDic™

Tra Cứu Thông Minh
Ngoài các tính năng tra cứu như một từ điển thông thường (standard mode), với ProDic bạn có thể sử dụng chế độ tra cứu thông minh (smart mode). Trong chế độ này bạn có thể tìm được cả từ trong danh sách từ và trong cụm từ của nhiều từ điển cùng một lúc.
Bạn có thể tìm kiếm từ được chọn trên vùng hiển thị kết quả bằng cách bôi đen từ đó và ấn Ctrl + G. Khi đó ProDic sẽ tìm kiếm trong tất cả các từ điển thuộc danh sách đã chọn.
Khả năng tự đọc và phân tích từ thích hợp trong clipboard để giúp người dùng tra cứu với ít thao tác hơn.

Phạm Vi Tra Cứu Đa Dạng
Bạn tra cứu được cả hai chiều Anh-Việt, Việt-Anh trên 4 từ điển Chuyên ngành chính là:
1- Từ điển Kỹ Thuật Anh-Việt
2- Từ điển Kỹ Thuật Việt-Anh
3- Từ điển Thương Mại Anh-Việt
4- Từ điển Thương Mại Việt-Anh
Bên cạnh 4 từ điển chuyên ngành lớn, ProDic còn cung cấp thêm khả năng tra cứu rất giá trị sau với kết nối Internet:
1- Tra Từ điển Thông Dụng Anh-Việt, Việt-Anh.
2- Tra cứu Hình Ảnh Liên Quan đến Từ trên Internet.
3- Tra cứu Văn Bản Liên Quan đến Từ trên Internet.
4- Tra cứu Từ trong TĐ Bách Khoa Toàn Thư.
5- Tra cứu Định nghĩa tiếng Anh của Từ.

Bạn không những có thể tra cứu trên một từ điển đã chọn, mà còn có thể tra cứu cùng lúc trên nhiều từ điển mà bạn chọn. Như vậy giúp bạn tránh được việc phải lặp lại việc tìm kiếm cùng một từ trên nhiều từ điển.

Phát Âm Tiếng Nói
ProDic tích hợp công nghệ tiếng nói để có thể giúp bạn nghe được phát âm của từ đang tra cứu. ProDic có thể phát âm cả 2 ngôn ngữ Anh, Việt.
Có khả năng phát âm cả từ và nội dung từ tra cứu.
Định Dạng Dữ Liệu Chuẩn và Đa Tương Thích
Từ điển được chuẩn hóa với định dạng Unicode dành cho cả tiếng Anh, Việt và tiếng Anh
Với tiếng Việt thì người dùng còn có thể chuyển đổi được cả một số mã thông dụng như: TCVN, VNI, BKHCM...
Bộ Gõ Tích Hợp, Chính Xác và Thông Minh
Bộ gõ tiếng Việt của ProDic có khả năng gõ chính xác, bỏ dấu đúng đắn, có thể bỏ dấu lại sau khi quay lại. Có khả năng tự động nhận dạng và chấp nhận cả kiểu gõ TELEX va VNI mà không cần phải chuyển đổi chế độ gõ.
Đặc biệt, bộ gõ của ProDic không xung đột với các bộ gõ tiếng Việt đang chạy. Hơn thế nữa, ProDic có thể kết hợp sử dụng với các bộ gõ khác nếu người dùng muốn. Việc kết hợp này hoàn toàn “tự nhiên”, bởi vậy người dùng không phải chuyển đổi hoặc làm bất cứ một điều gì với bộ gõ.
Giao Diện Đẹp, Tiện Dụng và Đa Ngôn Ngữ
Giao diện của sản phẩm đẹp, dễ sử dụng.

ProDic hỗ trợ cả 2 ngôn ngữ trên giao diện là Anh, Việt.
Chế Độ Hiển Thị Tiện Lợi
Với ProDic, bạn có thể chọn một trong 2 chế độ hiển thị dưới đây:
Chế Độ Thông Thường (Normal Mode): chế độ này hiển thị chi tiết nhất các tính năng của từ điển.
Chế Độ Rút Gọn (Brief Mode): chế độ này là chế độ thu nhỏ của từ điển. ProDic sẽ luôn nằm trên các ứng dụng khác với độ “trong suốt” hợp lý mà bạn có thể điều chỉnh được. Với chế độ rút gọn, người dùng có thể tra cứu nhanh chóng mà không phải chuyển đổi giữa các ứng dụng. Nó đặc biệt hữu dụng như tra cứu trong văn bản.

Download:

Click vào đây để download phần 1

Click vào đây để download phần 2

Click vào đây để download phần 3

Click vào đây để download phần 4

thông tin ở đây: http://tratu.baamboo.com/dict/en_vn/Download_Prodic_free

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2008

Chương trình MCSA 2003

Do bài học ngày càng dài nên mình sẽ không viết tiếp trên blog mà sẽ soạn thảo trong word rồi up lên các bạn download về nhé
Đây là link của file http://www.mediafire.com/?cbqizjtmfnv

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2008

Chương trình MCSA 2003

Chào các bạn bắt đầu từ ngày 19-6-2008 mình sẽ viết bài về khoá học MCSA 2003 nhằm giúp cho bạn nào muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực mạng máy tính (hay nói cho sang là cùng nhau chinh phục không gian điều khiển tin hoc hì hì)


MCSA on Windows Server 2003


MCSA: (Microsoft Certified Systems Administrator) Với sự định hướng phát triển Công Nghệ Thông Tin của Chính Phủ & sự bùng nổ ứng dụng CNTT của mọi tầng lớp, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng một lực lượng Chuyên Viên IT đủ khả năng cài đặt & duy trì hoạt động cho một hệ thống mạng máy tính. Do đó khi hoàn thành khoá học MCSA ta có thể:

*Cài Đặt, Vận Hành, Bảo Trì Hệ Thống Mạng Máy Tính Trên Nền Tảng Microsoft Windows Server 2003
*Xây dựng và quản trị hệ thống Email cho doanh nghiệp từ qui mô nhỏ đến qui mô rất lớn
*Trở thành Chuyên Gia trong lãnh vực "An Ninh Mạng Máy Tính"
*Vượt Qua Các Kỳ Thi Quốc Tế Do Microsoft Tổ Chức Để Nhận Chứng Chỉ "MCSA on Windows Server 2003", "MCSA Messaging on Windows Server 2003" , và "MCTS On Windows Server 2008", Có Giá Trị Toàn Cầu.
Nội dung tìm hiểu bao gồm các phần sau:

1.Mạng Căn Bản :
-Các mô hình network, mô hình OSI
-Giới thiệu các thiết bị Mạng
-Các loại Protocol, Protocol TCP/IP và cách định địa chỉ
-Một số lệnh cơ bản về IP (ping, ipconfig, nslookup, arp...)
-Thực hành bấm cable UTP

2.Exam 70-270:

Installing, Configuring, and Administering Microsoft Windows® XP Professional
Bonus: Windows Vista hands-on Lab
(Quản trị hệ điều hành máy trạm)
Course 2285: Installing, Configuring, and Administering Microsoft Windows XP Professional

3.Exam 70-290:

Managing and Maintaining a Microsoft Windows Server 2003 Environment
(Quản trị hệ điều hành máy chủ)
Course 2273: Managing and Maintaining a Microsoft Windows Server 2003 Environment

4.Exam 70-291:

Implementing, Managing, and Maintaining a Microsoft Windows Server 2003 Network Infrastructure
(Cơ sở hạ tầng Mạng, Mạng WAN)
Course 2276: Implementing a Microsoft Windows Server 2003 Network Infrastructure: Network Hosts
Course 2277: Implementing, Managing, and Maintaining a Microsoft Windows Server 2003 Network Infrastructure: Network Services

5.Exam 70-351:

Microsoft Internet Security and Acceleration (ISA) Server 2006, Configuring
(Tường lửa)

6.Exam 70-236:

Installing, and Managing Microsoft Exchange Server 2007
Bonus: Exchange Server 2003 (Lab & Phim)
(Quản trị hệ thống Messaging qui mô lớn)
Course 5047: Introduction to Installing and Managing Microsoft Exchange Server 2007
Course 5051: Monitoring and Troubleshooting Microsoft Exchange Server 2007
7.Exam 70-648:

Upgrading Your MCSA On Windows Server 2003 To Windows Server 2008, Technology Specialist
Course 6416: Updating Your Active Directory Technology Skills to Windows Server 2008
8.Tăng cườngChuyên đề Quản Trị Hệ Thống Mạng Doanh Nghiệp
-Network Load Balancing
-Clustering
-SharePoint Portal Service
-VPN Gateway to Gateway/Client Over xDSL
-Mail Server Online/Offline
-Rights Management Service
-Microsoft Forefont Security
-PKI Infrastructure (Certificate Service)

Phần 1: Mạng căn bản

Phần này có lẽ rất quen thuộc đối với các bạn do đã đươc học trong các môn của thầy Sơn(:D:D) mình chỉ nói sơ lược
Mô hình OSI:

Mo hinh OSI
Lớp 7: Lớp ứng dụng (Application layer)
Lớp ứng dụng là Lớp gần với người sử dụng nhất. Nó cung cấp phương tiện cho người dùng truy nhập các thông tin và dữ liệu trên mạng thông qua chương trình ứng dụng. Lớp này là giao diện chính để người dùng tương tác với chương trình ứng dụng, và qua đó với mạng. Một số ví dụ về các ứng dụng trong Lớp này bao gồm Telnet, Giao thức truyền tập tin FTP và Giao thức truyền thư điện tử SMTP.

Lớp 6: Lớp trình diễn (Presentation layer)
Lớp trình diễn biến đổi dữ liệu để cung cấp một giao diện tiêu chuẩn cho Lớp ứng dụng. Nó thực hiện các tác vụ như mã hóa dữ liệu, nén dữ liệu, và các thao tác tương tự đối với biểu diễn dữ liệu để trình diễn dữ liệu theo như cách mà chuyên viên phát triển giao thức hoặc dịch vụ cho là thích hợp.

Lớp 5: Lớp phiên (Session layer)
Lớp phiên kiểm soát các (phiên) hội thoại giữa các máy tính. Lớp này thiết lập, quản lý và kết thúc các kết nối giữa trình ứng dụng địa phương và trình ứng dụng ở xa. Lớp này hỗ trợ hoạt động song công (duplex) hoặc bán song công (half-duplex) hoặc đơn công (Single) và thiết lập các qui trình đánh dấu điểm hoàn thành (checkpointing) - giúp việc phục hồi truyền thông nhanh hơn khi có lỗi xảy ra

Lớp 4: Lớp truyền dẫn (Transport Layer)
Lớp truyền dẫn cung cấp dịch vụ chuyên dụng chuyển dữ liệu giữa các người dùng tại đầu cuối, nhờ đó các Lớp trên không phải quan tâm đến việc cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu đáng tin cậy và hiệu quả. Lớp giao vận kiểm soát độ tin cậy của một kết nối được cho trước. Một số giao thức có định hướng trạng thái và kết nối (state and connection orientated). Có nghĩa là Lớp truyền dẫn có thể theo dõi các gói tin và truyền lại các gói bị thất bại. Một ví dụ điển hình của giao thức Lớp 4 là TCP. Lớp này là nơi các thông điệp được chuyển sang thành các gói tin TCP hoặc UDP.Ở Lớp 4 địa chỉ được đánh là address ports, thông qua address ports để phân biệt được ứng dụng trao đổi.

Lớp 3: Lớp mạng (Network Layer)
Lớp mạng cung cấp các chức năng và qui trình cho việc truyền các chuỗi dữ liệu có độ dài đa dạng, từ một nguồn tới một đích, thông qua một hoặc nhiều mạng, trong khi vẫn duy trì chất lượng dịch vụ (quality of service) mà Lớp truyền dẫn yêu cầu. Lớp mạng thực hiện chức năng định tuyến, .Các thiết bị định tuyến (router) hoạt động tại Lớp này — gửi dữ liệu ra khắp mạng mở rộng, làm cho liên mạng trở nên khả thi (còn có thiết bị chuyển mạch (switch) Lớp 3, còn gọi là chuyển mạch IP). Đây là một hệ thống định vị địa chỉ lôgic (logical addressing scheme) – các giá trị được chọn bởi kỹ sư mạng. Ví dụ điển hình của giao thức Lớp 3 là giao thức IP.

Lớp 2: Lớp liên kết dữ liệu (Data Link Layer)
Lớp liên kết dữ liệu cung cấp các phương tiện có tính chức năng và quy trình để truyền dữ liệu giữa các thực thể mạng, phát hiện và có thể sửa chữa các lỗi trong Lớp vật lý nếu có. Cách đánh địa chỉ mang tính vật lý, nghĩa là địa chỉ (địa chỉ MAC) được mã hóa cứng vào trong các card mạng (network card) khi chúng được sản xuất. Hệ thống xác định địa chỉ này không có đẳng cấp (flat scheme). Chú ý: Ví dụ điển hình nhất là Ethernet. Những ví dụ khác về các giao thức liên kết dữ liệu (data link protocol) là các giao thức HDLC; ADCCP dành cho các mạng điểm-tới-điểm hoặc mạng chuyển mạch gói (packet-switched networks) và giao thức Aloha cho các mạng cục bộ, Lớp liên kết dữ liệu có thể được chia ra thành 2 Lớp con: Lớp MAC (Media Access Control - Điều khiển Truy nhập Đường truyền) giúp điều khiển truy nhập đường truyền và đánh địa chỉ vật lý của mạng và Lớp LLC (Logical Link Control - Điều khiển Liên kết Lôgic) giúp điều khiển logicCầu nối (bridge) và các thiết bị chuyển mạch (switches) hoạt động tại lớp liên kết dữ liệu

Lớp 1: Lớp vật lý (Physical Layer)
Lớp vật lý định nghĩa tất cả các đặc tả về điện và vật lý cho các thiết bị. Trong đó bao gồm bố trí của các chân cắm (pin), các hiệu điện thế, và các đặc tả về cáp nối (cable). Các thiết bị Lớp vật lý bao gồm Hub, bộ lặp (repeater), thiết bị tiếp hợp mạng (network adapter) và thiết bị tiếp hợp kênh máy chủ (Host Bus Adapter.

Địa chỉ vật lý (Physical Address)

Physical address
Như hình vẽ trên ta thấy Physical Address có 6 cặp Hexadecimal trong đó 3 cặp đầu tiên là đặc trưng cho nhà sản xuất và 3 cặp tiếp theo đặc trưng cho nút mạng
Địa chỉ MAC address là duy nhất và không trùng lặp GIUD (Global Unique Indentifier) vì theo như tính toán 6 cặp Hexadecimal nên có 12 vị trí trong đó mỗi vị trí là 1 số Hexa nên có 16 số do đó ta có 16^12 =2.814^14 địa chỉ MAC address nên không thể trùng lặp được
(còn tiếp...)






Thứ Ba, 17 tháng 6, 2008

Nghiên cứu đánh giá mạng riêng ảo VPN

Bài nghiên cứu khoa học đạt giải nhất trong trường giao thông, với đúng tên gọi của đề tài. Bài viết cho ta cái nhìn tông quan về các loại mạng riêng ảo hiện nay đang được sử dụng và trong tương lai sẽ được phát triển.

MỤC LỤC i
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 Khái quát về VPN 2
1.1 Sự phát triển của các loại VPN 2
1.2 Khái niệm mạng riêng ảo. 3
1.3 Các thành phần cơ bản của VPN 4
1.3.1 Máy chủ VPN. 4
1.3.2 Máy khách VPN. 5
1.3.3 Bộ định tuyến VPN. 5
1.3.4 Bộ tập trung VPN. 7
1.3.5 Cổng nối VPN. 7
1.3.6 Tường lửa 7
1.4 Các giao thức xây dựng IP-VPN 10
1.4.1 IP Security 10
1.4.2 Giao thức đường hầm điểm-điểm PPTP 13
1.4.3 Giao thức đường hầm lớp 2 L2TP 16
Chương 2 .Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng của mạng riêng ảo 23
2.1 Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả mạng sử dụng giải pháp VPN 23
2.2 Ưu điểm và khuyết điểm của VPN 24
2.2.1 Ưu điểm: 24
2.2.2 Khuyết điểm: 25
Chương 3 . Đánh giá hiệu quả sử dụng các loại VPN 26
3.1 Đánh giá các loại VPN phân theo chức năng kết nối 26
3.1.1 VPN truy cập từ xa: 26
3.1.2 Intranet VPN: 28
3.1.3 Extraner VPN: 30
3.2 Đánh giá các loại VPN phụ thuộc vào sự thực thi 32
3.2.1 VPN phụ thuộc 32
3.2.2 VPN độc lập 33
3.2.3 VPN hỗn hợp 33
3.3 Đánh giá các loại VPN dựa trên độ an toàn 35
3.3.1 VPN router tới router 35
3.3.2 VPN tường lửa tới tường lửa 37
3.3.3 VPN được khởi tạo bởi khách hàng : 39
3.3.4 VPN trực tiếp 40
3.4 Đánh giá VPN dựa theo lớp 41
3.4.1 VPN lớp liên kết 41
3.4.2 VPN lớp mạng 43
3.5 Đánh giá các loại VPN dựa trên qui mô mạng 44
3.5.1 VPN có quy mô nhỏ 44
3.5.2 VPN có quy mô nhỏ tới trung bình 44
3.5.3 VPN có quy mô trung bình 45
3.5.4 VPN có quy mô trung bình đến lớn. 46
3.5.5 VPN có quy mô rất lớn. 46
3.6 Đánh giá hiệu quả của VPN - MPLS 47
3.6.1 Tổng quan về VPN - MPLS 47
3.6.2 Nhược điểm của VPN truyền thống. 48
3.6.3 Ưu điểm của MPLS VPN. 51
3.6.4 Đánh giá hiệu quả của VPN MPLS 53
3.7 Đánh giá chi phí cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu của một số nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam 55
3.7.1 Leased lines 55
3.7.2 Frame Relay 56
3.7.3 VPN 56
3.7.4 Dịch vụ MegaWAN 58
3.7.5 Đánh giá chung 61
KẾT LUẬN 62
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

DOWNLOAD: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng của các loại mạng riêng ảo